Chia sẻ Kinh nghiệm Kẹp CT và lắp Bám tải:
2020 trở lại đây, khi lắp hệ thống điện mặt trời thông thường phải lắp thêm bộ chống phát ngược lưới hay còn gọi là Hòa lưới bám tải ''Hoà lưới lưu trữ''. Sau đây là những lưu ý:
- Chiều CT: Thường hướng từ Lưới vào Nhà (trừ khi quy định khác của Hãng).
- Luôn luôn lắp vị trí của Meter, CT theo đúng sơ đồ hướng dẫn của Hãng sản xuất Inverter, không lắp theo kinh nghiệm, cảm tính …là dễ ăn quả thanh toán tiền điện mặt trời dư lên lưới.Thông thường điểm kẹp CT các hãng Inverter thiết kế nằm ở trước điểm đấu nối; tuy nhiên cũng có hãng cho phép nằm ở sau điểm đấu nối/ trước tải và cần phải khai báo trong quá trình cài đặt. (Cần đọc kỹ hướng dẫn cài đặt trước khi bắt đầu công việc).
.jpg)
Hình 1: sự khác nhau sơ đồ đấu bám tải Inverter Fronius và Hypontech
- CT có thể đi kèm với inverter và thân thiện với người dùng như các hãng inverter Fronius, Deye, Goodwe, Hypontech … cần phải kiểm tra giới hạn dòng của CT và kích thước dây cho phép.
CT có thể phải mua ngoài và chọn CT có các đặc tính kỹ thuật Tốt mới chạy được chức năng bám tải như Inverter SMA.
Hình 2: CT Munhean đáp ứng chức năng bám tải Inverter SMA
- Với tải nhỏ dưới 63A thì một số hãng không cần CT như SMA và Fronius mà chỉ cần lắp Smart Meter theo đúng sơ đồ là Ok.
-
Với CT mua ngoài, không đi kèm máy, cần khai báo chỉ số CT rất cẩn thận 100/5; 200/5 ….chẳng hạn. Đặc biệt với hãng Inverter SMA và Fronius, nếu chưa có kinh nghiệm thì nên để kỹ thuật viên của hãng hướng dẫn, giám sát.

Hình 3: Tải nằm dưới và gặp tiêu thụ tại một số thời điểm/ Bám tải OK
- Sau khi cài đặt, phải theo dõi hệ thống 5-7 ngày để chắc chắn CT lắp đặt được bám tải đúng cách. Biểu hiện: tải luôn luôn dưới tiêu thụ; tải và tiêu thụ phải bằng nhau ở một số thời điểm. Nếu quan sát chưa thấy bám tải thì tiếp tục chỉnh cài đặt hoặc lắp đặt cơ khí.